Lịch sử Anh_hùng_cứu_mĩ_nhân

Cổ đại
Bài chi tiết: Andromeda
Sita bị chúa Ravana bắt giam.Ông thánh George đả rồng cứu công chúa.

Ngay từ cổ đại, đã có ít nhất một đại sử thi đề cập tới thuyết anh hùng mĩ nhân, là Ramayana. Mà rốt cuộc, mục đích trong hành trình của hoàng tử Rama cũng chỉ là cứu hiền thê Sita khỏi bàn tay chúa quỷ Ravana.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này, huyền thoại nổi tiếng hơn cả là truyện công chúa Andromeda bị xiềng cho hải quỷ xơi thịt, để rồi được tráng sĩ Perseus cứu thoát. Câu truyện này thường được học giới Tây phương coi là gốc tích của truyện ông thánh George đánh rồng cứu công chúa.

Trung đại
Bài chi tiết: Vasilisa thông thái

Trong thời kì thập tự chinh, bộ quy tắc hiệp sĩ thậm chí răn các chiến binh phải biết tôn trọng và bào vệ nữ lưu, coi hành vi đó là biểu hiện cao nhất của đạo đức và danh dự kị nhân khi ra sa trường. Chủ đề này thường được lặp đi lặp lại trong các huyền thoại có ngụ ý giáo huấn, mà về sau được các tác gia cô đọng hóa thành một số truyện tương đối ngắn như Rapunzel, Bạch Tuyết, Mĩ nhân say ngủ hay Nàng chăn chiên và chàng cạo ống khói.

Một đặc điểm đáng lưu ý nữa, chủ đề này tỏ ra phổ biến trong văn nghệ Âu châu hơn các miền khác, kể cả Á châu - nơi cũng có truyền thông văn học lâu đời.

Hiện đại
Bài chi tiết: Popeye

Ở giai đoạn cách mạng công nghiệp, khi xã hội cơ khí hóa khiến con người phải sống vô cảm hơn, thì trong văn nghệ nảy sinh trong vấn đề văn chương như TarzanKing Kong[4]. Rõ ràng trong một số truyện thời này, "quái vật" lại chính là cái xã hội trọng kim tiền mà ai cũng muốn đả phá.

Tỉ dụ, trong phim Titanic, nhân vật Jack đã cứu cuộc đời nàng Rose khỏi lối sống thượng lưu phù phiếm lắm thủ đoạn chỉ bằng chút lòng thành. Mà sự đắm của con tàu Titanic chính là hình tượng hóa một xã hội đã suy đồi vì tiền bạc chức tước, cái kết thúc của nó phải là tất yếu[5][6].